Nhớ lại những ngày đi học, may đồng phục công ty luôn là một trong những quy đinh đòi hỏi phải
tuân thủ nghiêm ngặt, cốt là để ai cũng bình đẳng, tránh sự phân biệt hèn sang
giàu nghèo.
Giờ khi đã trở thành nhân viên một ngày 8 tiếng đắm mình ở
chốn văn phòng, nhiều chị em vẫn phải trói chặt trong những bộ đồng phục mang
tên đồng phục công sở.
Muôn vẻ “màu cờ sắc áo” công ty
Đồng phục công ty
không mang cái ý nghĩa đầy nhân văn như tạo ra sự bằng bình đẳng, tránh phân
biệt đẳng cấp giữa kẻ ví dày và người ví xẹp.
Chức năng của nó phần nhiều giống với một tấm áp phích di
động giúp quảng bá hiệu quả hình ảnh công ty. Hay nói hoa mỹ hơn là để thể hiện
nét đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp và cũng là bộ trang phục để chị em công
sở ngầm cảm thấy tự hào với công việc mà mình đang làm.
Đã xa rồi cái thời mà đồng phục công sở quanh đi quẩn lại
chỉ là áo sơ mi trắng kiểu truyền thống đóng bộ với quần âu đen hoặc xanh tím
than. Cùng với sự phát triển của thời trang, đồng phục công sở thời nay cũng có
nhiều biến thể, cả về kiểu lẫn màu.
Việc phải mặc đồngphục công ty đẹp chốn công sở cũng không hẳn là điều quá tồi tệ, thế nhưng
những câu chuyện không có hồi kết (mà phần nhiều là phàn nàn) về đồng phục công
ty vẫn xuất hiện đều đều trong những mẩu chuyện phiếm giữa giờ nghỉ của các chị
em văn phòng.
Và vì chẳng ai có gan phản đối ra mặt, nhiều chị em vẫn đang
phải âm thầm chịu đựng bộ trang phục được “ưu ái” diện nhiều nhất trong tủ đồ
ấy.
Người đầu tiên thấu hiểu rõ hơn cả nỗi khổ đồng phục này hẳn
phải kể đến những tín đồ thời trang và tín đồ mua sắm. Nếu ngày xưa có thể
thoải mái mở tủ, phối kết hợp đồ mỗi ngày một kiểu, có khi cả nửa tháng không
mặc trùng nhau thì giờ đến 5 trên 7 ngày phải chịu cảnh bó hẹp trong bộ trang
phục trăm người như một, đó là còn chưa bàn đến chuyện xấu, đẹp, có đi chệch xu
hướng hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét